Hướng dẫn

[Kahotan DIY] Hướng dẫn tự sửa figure Phần 3: Trầy sơn

[Kahotan DIY] Hướng dẫn tự sửa figure Phần 3: Trầy sơn

[Kahotan DIY] Hướng dẫn tự sửa figure Phần 3: Trầy sơn

Nguồn: Kahotan's Blog
Dịch: PanPan

04/04/2011 bởi gscmikatan. Xin chào các bạn. Đây là bài thứ 3 trong series sửa chữa do tôi viết. 2 bài trước tôi đã làm về sửa khớp, gia cố khớp nối bằng keo.
Bạn có thể
Xem lại phần 1: Sửa khớp gãy
Xem lại phần 2: Gia cố khớp

Hôm nay tôi sẽ làm việc với vấn đề trầy sơn… trận động đất vừa xảy ra thời gian gần đây đã gây thiệt hại này đáng kể. Vì là một người rất yêu figure, tôi phải viết blog và tìm cách sửa chữa. Sơn figure thực chất cũng rất khó với dân chuyên rồi, vậy nên tôi đã nhờ Oda-P giải thích theo cách dễ nhất có thể… bạn cần một vài dụng cụ và nếu có gì không hay xảy ra xin cũng đừng trách chúng tôi nhé! Nhưng dù vậy, nếu bạn dám liều, xin mời! - Xử lý trầy sơn -

Thường thì khi figure rớt xuống sẽ bị trầy thế này.

Có rất nhiều viết trầy nhỏ khoanh trong vòng tròn, kể cả cái lỗ bự này. Chúng tôi sẽ tìm cách che giấu những vết này hết mức có thể!

Đây là những dụng cụ cần thiết.
Hàng trên là băng keo phủ, dung môi tráng men và chất phủ bề mặt để loại bỏ độ bóng của sơn. Ở hàng dưới là các loại sơn bóng men, một chiếc dĩa và một cây cọ.
Có vài thứ chắc các bạn chưa thấy bao giờ… nhưng bạn sẽ có thể mua chúng tại các cửa hàng làm mô hình! 3000 yen sẽ đủ chi cho mấy thứ này.

Sơn men!
Dùng 8 màu này để trộn thành nhiều màu khác.
Ừm, tôi đề xuất bạn chỉ cần màu nền vàng, đỏ và dương… nhưng bộ này sẽ giúp tìm màu chính xác hơn.

Bây giờ thì giải thích nhanh về sơn một chút.
Sơn có nhiều loại, như sơn dầu, acrylic và men - mỗi loại có độ mạnh khác nhau.
Sơn dầu là nặng nhất, sau là acrylic rồi tới men – bèo bọt nhất. Bạn có thể sơn acrylic hay men lên sơn dầu, nhưng bạn không thể sơn acrylic hoặc dầu lên sơn men – nó sẽ bị hòa tan vì độ nặng của các sơn khác.
Những sư phụ figure thường dùng sơn dầu cho tóc và thân và sơn men cho những chi tiết nhỏ như mắt chẳng hạn. Tuy nhiên sản phẩm thật ngoài cửa hàng lại dùng một loại đơn đặc biệt dành riêng cho PVC.
Sơn PVC khá mạnh, nhưng có lý do để chúng tôi dùng sơn men…

… và đây là lý do.

Tôi sẽ cho một chút sơn đen lên tóc!
Bây giờ nếu bạn cho dung môi hòa tan lên đây thì nó sẽ nhẹ nhàng rửa trôi mất…

Rất dễ dàng!
Hầu hết những sản phẩm cuối đều dùng sơn PVC này, vậy nên sơn lên toàn bộ bằng sơn men sẽ khó tạo hiệu ứng.

Có nghĩa là bạn phải làm lại từ đầu nếu phạm lỗi!

Cái tôi sắp giải thích tới đây rất dễ gây ra lỗi – có khả năng bạn sẽ không tìm ra màu đúng ở lần đầu tiên – vậy nên hãy luôn cố gắng thử lại nhé. Hãy thật cẩn thận và đảm bảo là figure ngay từ đầu vốn không sơn bằng sơn men nhé, nếu không sẽ chết tươi đấy. (bạn có thể thử bằng cách chấm dung môi vào một vị trí khuất đâu đó.)

Tiếp theo là trộn màu!
Tôi sẽ trộn xanh dương, xanh lá và trắng để tạo màu tóc này. Cẩn thận kẻo dính sơn ra quần áo hay mặt bàn đó!

Cho mỗi màu một chút lên dĩa. Khu vực cần sửa khá nhỏ, vậy nên tôi dùng một ít sơn thôi. Nên cho mỗi lần một chút để tiện pha sơn cho ra đúng màu thì thôi.

Trộn từ từ từng màu một với nhau.
Cẩn thận kẻo dây màu tùm lum nhé.

Màu này gần đúng rồi!
Nhân tiện, sơn càng để lâu ngoài không khí thì nó sẽ càng dày, bạn có thể dùng dung môi để cho nó lỏng lại.

Sơn thử phát.
Có vẻ như màu của tôi vẫn còn đậm quá. Vậy nên tôi thử dùng dung môi một lần nữa để xóa đi làm lại.

Tiếp tục trộn màu thêm một chút nữa nhé.
Cho thêm chút trắng để màu nhẹ hơn.

Ghi chú - những nhà chế tác thường làm theo một quy trình tương tự để tìm màu gốc cho đúng.
Nhưng họ làm rất nhanh… đúng là chuyên nghiệp…

Trộn màu xong!
Nếu so với hình gốc thì bạn sẽ thấy nó xử lý được vết trầy khá tốt. Vấn đề là nếu có ánh sáng chiếu lên thì bạn sẽ thấy nó bóng lên.

Đây chính là lúc chất phủ bề mặt phát huy tác dụng.

Xin chú ý các điểm sau:
■ Cẩn thận!
■ Dùng một hộp carton để tránh tình trạng sơn bay tùm lum.
■ Sơn lắt nhắt từng chút để tránh bị quá nhiều sơn.
■ Cầm vật thể bằng tay hoặc vải có thể thuận tiện hơn.

Cũng xin ghi nhớ rằng khi bạn phủ lên thì bạn sẽ không thể xóa sơn men được nữa!

Cho nên hãy xem đi xem lại thật kĩ và hài lòng với kết quả đạt được rồi hãy làm bước này!

Xong!
Bạn gần như không thể nhận ra từng có những vết xước khủng khiếp trên đó… mất khá nhiều thời gian, nhưng đáng bõ công!

Cuối cùng là phương pháp băng keo mặt!
Trong khi ví dụ của tôi không cần điều này, nhưng có vài chỗ trên figure cần giữ vẻ sáng bóng – và nếu bạn chơi phủ lên thì toi hết hiệu ứng của người ta.

Kéo băng keo ra và cắt thành nhiều hình dạng khác nhau.
Nếu dùng dao bấm thì cẩn thận kẻo cắt lộn những thứ quan trọng… như tay bạn chẳng hạn!

Đặt miếng băng keo lên trên chỗ cần che lại!
Một bộ nhíp sẽ giúp gắn băng keo, nhưng nếu không có thì dùng đầu bút bi cũng được.

Băng keo đã vào vị trí!
Và tôi cũng dán băng vào 2 vị trí màu vàng rồi… hơi khó thấy. Giờ thì xịt thoải con gà mái!

Bổ sung!

Tôi quyết định tự trộn màu!
Mỗi lần tôi tìm cách đến gần màu gốc hơn... nhưng chưa bao giờ hoàn hảo cả - mặc dù lần nào cũng rất vui! Cứ như bạn đang tự mình làm figure cho riêng mình vậy!^^;

    ____
   /      \
  /  ─    ─ \
/     (●)  (●)  \  ”Tôi không dùng Mackies hay Gundam Marker được sao?”
|       (__人__)  |
/     ∩ノ ⊃   /
(  \ / _ノ  |  |

Nói chung, miễn là đúng màu, thì OK hết.
Vần đề là có rất nhiều tóc và trang phục có màu sắc kì lạ hay chuyển màu thì sẽ rất khó giải quyết. Bên cạnh đó, đừng dùng sơn móng tay vì chúng làm từ sơn dầu và thường làm trôi mất màu gốc.
Đây là bài viết cuối cùng của tôi trong series tự sửa figure. Tôi mong là bạn sẽ có thời gian thử thực hành và sửa chữa những vết thương của các em!

Xem lại phần 1: Sửa khớp gãy
Xem lại phần 2: Gia cố khớp

Đang xem: [Kahotan DIY] Hướng dẫn tự sửa figure Phần 3: Trầy sơn

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Fanpage Fanpage Messenger Messenger Instagram Instagram Zalo Zalo Telegram Telegram
back-to-top